Lượt xem: 1260

Bỏ túi hơn 600 triệu/năm nhờ trồng sen lấy củ

Trong vài năm trở lại đây, trên địa bàn thành phố Sóc Trăng nhiều hộ dân chuyển đổi diện tích sản xuất lúa kém hiệu quả sang trồng sen lấy củ. Thông qua việc chuyển đổi từ cây lúa sang cây sen, đã góp phần tăng nguồn thu nhập tại hộ gấp nhiều lần so với trước. Nhờ đó, đời sống hộ dân ổn định và một trong số hàng chục hộ dân trên địa bàn thành phố Sóc Trăng trồng sen lấy củ, có lợi nhuận tốt phải kể đến hộ ông Hứa Thái Sô Đa - Khóm 3, Phường 5, thành phố Sóc Trăng.

 


Ông Sô Đa bên ruộng sen lấy củ đang giai đoạn sinh trưởng được duy trì sản xuất tại hộ 8 năm qua. Ảnh Thúy Liễu

 

    Đưa chúng tôi ra tham quan ruộng trồng sen rộng lớn của gia đình xanh tốt đang giai đoạn hình thành củ. Ông Sô Đa bộc bạch: “Hàng chục năm gắn bó cùng cây lúa, đời sống gia đình tôi vẫn không có nhiều thay đổi, bởi lúa có năm bán được giá tốt, có năm bán lúa huề vốn. Kèm theo đó, là đầu ra lúa gặp khó khăn do không có doanh nghiệp bao tiêu. Qua thực tế như trên, tôi mạnh dạn chuyển đổi cây lúa sang trồng sen lấy củ. Để sen lấy củ đạt năng suất, ngoài việc nắm vững kỹ thuật trồng, tôi chuẩn bị đất kỹ trước khi xuống giống và khâu quan trọng nhất là phải chọn được cây giống chất lượng tốt. Chính vì biết rõ đặc tính sinh trưởng của cây sen, nên trong suốt 8 năm gắn bó với cây sen, sau mỗi vụ thu hoạch tôi đều thu về lợi nhuận tốt. Hiện tại, diện tích trồng sen lấy củ của gia đình tôi là 33 công, cây sen trồng được 2 vụ/năm và thường xuống giống vào tháng 5 âm lịch và sau 4 tháng trồng, cây sen đã cho thu hoạch, giá bán sen củ là 18.000 đồng/kg, thường 1 công sen năng suất khoảng 800 kg, trừ chi phí, lợi nhuận hơn 10 triệu đồng/vụ. Như vậy, chỉ với 1 công đất trồng sen 2 vụ/năm, hộ dân thu lợi nhuận hơn 20 triệu đồng”.

    Ông Sô Đa chia sẻ: “So với cây lúa thì trồng sen cực hơn, bởi phải thường xuyên chăm sóc bằng cách bón phân đầy đủ, kèm các loại thuốc dưỡng cây để cây sen xanh tốt, không bị sâu hại hay các loại dịch bệnh tấn công trên cây sen, làm ảnh hưởng đến việc cho củ của cây sen. Đồng thời, khi cây sen lớn, tán lá to việc bón phân phải tốn công lao động, bởi khi bón phân dính trên lá, phải đi rửa từng lá sen, nếu không rửa, lá sẽ bị héo dẫn đến chết cây. Bên cạnh đó, phải đảm bảo lượng nước trong ao trồng sen đầy đủ, đặc biệt phải kiểm soát tốt bờ bao quanh ruộng sen, không để nước mặn xâm nhập vào ruộng trồng sen”.

    Với 33 công đất trồng sen lấy củ, sản lượng hơn 26 tấn củ sen/năm, toàn bộ số lượng trên đều được vựa thu mua nông sản tại Thành phố Hồ Chính Minh thu mua hết, nên ông Đa rất yên tâm, khi thực hiện mô hình. Bên cạnh đó, giá bán sen củ tương đối ổn định từ 18.000 đồng - 22.000 đồng/kg (tùy thời điểm). Theo tính toán, số tiền lợi nhuận ông Đa thu về thông qua trồng sen lấy củ hơn 600 triệu đồng/năm, lợi nhuận tốt hơn gấp nhiều lần so với sản xuất lúa.


Ông Sô Đa khoe thành quả đạt được sau thời gian xuống giống trồng cây sen lấy củ tại hộ. Ảnh Thúy Liễu

 

    Ông Sô Đa cho biết thêm: “Với nhu cầu ngày càng tăng của thị trường về sử dụng củ sen trong chế biến món ăn và sử dụng trong đông y, bởi tốt cho sức khỏe con người. Tôi sẽ tiếp tục duy trì mô hình sản xuất sen lấy củ cung ứng ra thị trường và một trong những bí quyết giúp cây sen đảm bảo năng suất sản lượng là nên xuống giống sen vào tháng 5 đến tháng 6 dương lịch, thu hoạch khoảng tháng 9, 10 dương lịch. Sau đó cải tạo đất xuống giống tiếp vụ 2 vào tháng 12 dương lịch…”.

Thúy Liễu



Phim tư liệu
  • Phát biểu của đồng chí Lâm Tấn Hòa
  • Ngày hội văn hóa thể thao du lịch đông bào Khmer Nam bộ và Lễ hội Óoc-Om-Bóc Đua ghe Ngo 2022
  • Cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch lần thứ Hai - năm 2022
1 2 3 4 5  ... 


No title... No title... No title...
Thống kê truy cập
  • Đang online: 46
  • Hôm nay: 781
  • Trong tuần: 70,114
  • Tất cả: 11,864,141